1
Người ta tin rằng, Công nghệ thông tin & truyền thông (CNTT) có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Trên thế giới, các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp CNTT một cách có hiệu quả vào dạy học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng rất được mong đợi. Các nhà giáo dục Việt Nam được khuyến khích ứng dụng CNTT hợp lý ở tất cả các lớp và các môn học. Trên thực tế, việc sử dụng CNTT cho giảng dạy hiện nay vẫn còn hạn chế. Do đó các giáo viên cần được chuẩn bị cho vai trò mới và cần biết CNTT được ứng dụng như thế nào để thúc đẩy quá trình học tập hướng tới dạy & học tích cực (DHTC). CNTT cần được coi như “một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong hành trang văn hóa dạy học của thế kỷ 21, hỗ trợ các mô hình phát triển chuyển đổi mới cho phép mở rộng bản chất và kết quả học tập của giáo viên cho dù việc học đó diễn ra ở đâu” (Leach, 2005). 1
Bộ công cụ này là một nỗ lực nhằm chuẩn bị cho giáo viên trong vai trò mới và cho thấy cách CNTT có thể được sử dụng như thế nào cho quá trình DHTC. Bộ công cụ giới thiệu một số công cụ được sử dụng cho DHTC. Tất cả các công cụ và thiết kế hướng dẫn này đều đóng góp vào quá trình giáo viên và học viên xây dựng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua trải nghiệm tích cực, thử nghiệm và suy ngẫm trong sự tương tác với nhau và tương tác với tài liệu học tập. Điểm khởi đầu cho việc lựa chọn các công cụ này là dễ sử dụng đối với giáo viên và người học, dễ tìm và có sẵn (phần lớn là miễn phí). Tất cả các công cụ đều có tiềm năng đổi mới và/hoặc chuyển đổi việc dạy và học. Do đó chúng luôn là một thành tố trong thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ. Các công cụ khác nhau có thể hỗ trợ cho học tập hợp tác, giải quyết vấn đề, học tập có ý nghĩa,… Các công cụ và các thiết kế hướng dẫn sau được giới thiệu trong bộ công cụ: * Bản đồ tư duy * Câu chuyện hình ảnh * Bài viết chia sẻ * Mô phỏng * Thực hành & Luyện tập * Webquest * Trình chiếu Cách thức sử dụng bộ công cụ Bộ công cụ bao gồm 7 mô-đun. Mỗi mô-đun giới thiệu ngắn gọn về một công cụ và thiết kế hướng dẫn, cho phép thấy tác dụng của thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ đó. Trong mỗi mô-đun, người sử dụng sẽ tìm thấy các ví dụ minh họa và ý tưởng sử dụng một phương pháp nào đó trong thực tiễn giảng dạy và học tập, những suy ngẫm về giá trị gia tăng của công cụ, cũng như một số hướng dẫn và lời khuyên mở đầu. Trong tất cả các mô-đun đều có phần trích dẫn và tài liệu tham khảo, thường bao gồm suy ngẫm của các giáo viên khác về một công cụ hay phương pháp cụ thể, đồng thời cũng cho phép người sử dụng có thể lấy thêm thông tin. Phần cuối mỗi công cụ đều có bài tự kiểm tra cho phép đánh giá kiến thức của người sử dụng về mô đun đó. Bộ công cụ có thể được sử dụng cho các mục đích sau : * Như một gói tài liệu tự học về CNTT cho DHTC Công nghệ thông tin cho DẠY HỌC TÍCH CỰC 2
Người sử dụng có thể hoàn thành bộ công cụ ở tốc độ của mình. Sau đó, người sử dụng sẽ được giới thiệu một số khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy & học. Công cụ sẽ khích lệ bản thân người sử dụng làm điều gì đó trong công tác dạy học của mình * Như một công cụ tập huấn Bộ công cụ có thể được sử dụng cho các mục đích tập huấn: là tài liệu tham khảo cho tập huấn về công nghệ và phương pháp, là chương trình học về ứng dụng CNTT trong dạy & học với nhiều ví dụ minh họa và lĩnh vực áp dụng. * Như một động lực thúc đẩy làm việc hợp tác và điểm khởi đầu cho việc suy ngẫm về phương pháp và thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ Bộ công cụ là sự giới thiệu và chưa thể hoàn hảo được. Vì thế khuyến khích các nhà giáo dục khám phá và áp dụng các thiết kế, hợp tác ứng dụng và thảo luận, nhận xét về các ý tưởng đã được đưa ra. * Như… Ví dụ trong các môn học Các ví dụ cho mỗi công cụ và thiết kế hướng dẫn sử dụng trong các môn học khác nhau được đưa ra. Các ví dụ không phải luôn liên quan trực tiếp tới nội dung ở chương trình giảng dạy hay sách giáo khoa, nhưng có thể khích lệ các giáo viên bộ môn về các các hình thức sử dụng công cụ cho những mục đích và các khía cạnh khác nhau của một bài học (động não, giới thiệu, thảo luận, phản hồi, ôn tập, tổng kết,…). Các ví dụ được trích từ hoạt động học tập từ bậc tiểu học đến trung học và cao đẳng, đại học (sư phạm). Có thể tìm thấy tất cả các ví dụ của các nhóm môn học sau : * Toán, Vật lý, Hóa học, Công nghệ * Khoa học xã hội, Giáo dục, Tâm lý * Địa lý, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục thể chất * Văn học, Ngôn ngữ, Âm nhạc và Mỹ thuật Mỗi mô-đun đều có phần nghiên cứu tình huống chi tiết về cách thức các thiết kế hướng dẫn cụ thể được dùng trong bối cảnh một giờ học cụ thể. Các ví dụ này có sản phẩm minh họa, kế hoạch bài học và/hoặc đoạn video đính kèm. 3
Các công cụ luôn là một thành tố của thiết kế hướng dẫn thúc đẩy công nghệ. Ngoài việc giới thiệu các công cụ, bộ công cụ trước tiên khuyến khích việc suy ngẫm về phương pháp giảng dạy và việc học của người học. Bản thân các công cụ không tự động thay đổi công tác giảng dạy và hoạt động học tập. Tất cả đều phụ thuộc vào cách thức giáo viên và người học sử dụng các công cụ. Tất cả các công cụ đều có tiềm năng đổi mới và/hoặc chuyển đổi việc dạy và học, lấy người học và những áp dụng vào thế giới thực tế làm trọng tâm. Tư duy mức cao Tính phức hợp trong học tập Kỹ năng cơ bản a củ Giải quyết vấn đề ực ập với tài liệu thực th c t Mô phỏng xác họ Môi trường dữ liệu hình ảnh/âm thanh nh rình nghiên cứu trực tuyến Tí t truyền thông trực tuyến uá c q hự Trực quan ht hóa Công cụ ứng dụng ản ic nh Bố Hệ thống i cả ạo hướng dẫn Bố n t tích hợp â Thực hành nh và luyện tập Giảng Hỗ trợ Kiến tạo Cách tiếp cận hướng dẫn học tập Đồ thị này biểu diễn mối quan hệ giữa sự phức tạp của việc học với phương pháp hướng dẫn cho việc học theo miền liên tục các thiết kế hướng dẫn CNTT (NCREL, 2003). Các công cụ khác nhau đều có những tiềm năng riêng để thúc đẩy việc dạy và học. Ví dụ: Phần lớn các bài tập Thực hành và Luyện tập do giáo viên xây dựng để kiểm tra kiến thức hoặc kỹ năng cơ bản của người học. Các Mô phỏng lại thường được dùng cho các kỹ năng tư duy cấp cao hơn khi người học phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết. Ở giữa các công cụ này là các công cụ Trình chiếu để trình bày & hình ảnh hóa, Webquest để tổ chức nghiên cứu trực tuyến, dựa trên vấn đề, Câu chuyện hình ảnh kết hợp các dữ liệu video & âm thanh, các công cụ tạo sản phẩm như phần mềm soạn thảo văn bản để tạo Bài viết chia sẻ. Như vậy rõ ràng là ứng dụng CNTT không chỉ đơn thuần là về bản thân công cụ mà cả về giáo dục và cách thức giáo viên và người học sử dụng các công cụ này để hỗ trợ việc dạy & học. Tài liệu tham khảo NCREL. (2003). Các kỹ năng của thế kỷ 21: Sự hiểu biết trong thời đại kỹ thuật số. North Central Regional Educational Laboratory (NCREL). Công nghệ thông tin cho DẠY HỌC TÍCH CỰC 4
Đầu vào về Công nghệ, Phương pháp & Nội dung Trong bộ công cụ này người học/học viên sẽ thấy đầu vào cho các khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển chuyên môn không ngừng, tập trung vào kiến thức về mặt công nghệ, kiến thức phương pháp cũng như sự tác động lẫn nhau của hai loại kiến thức này. Các ví dụ môn học đề cập tới kiến thức nội dung và nhằm khích lệ các giáo viên bộ môn. Người học sẽ tùy ý lựa chọn đầu vào nào là phù hợp nhất đối với giai đoạn của mình trong quá trình phát triển chuyên môn. Ứng dụng CNTT trong dạy và học là một quá trình thường xuyên diễn ra theo một số giai đoạn. Trước tiên cần phải đầu tư vào sự sẵn có và có thể tiếp cận của công nghệ và bồi dưỡng kỹ năng. Các giáo viên đã được tập huấn về CNTT cần phải hiểu rằng đạt được kỹ năng CNTT, điều đó có nghĩa là không những giáo viên mà người học cũng cần phải biết cách làm việc với các phương tiện và công nghệ. Một yếu tố quan trọng khác là tập huấn về phương pháp sử dụng CNTT trong dạy & học. Bồi dưỡng kỹ năng cũng như bồi dưỡng về mặt phương pháp là những yếu tố bắt buộc của quá trình phát triển chuyên môn liên tục để có thể tự tin ứng dụng CNTT trong dạy học. Tất nhiên giáo viên cần có hiểu biết sâu sắc về nội dung họ đang giảng dạy. Kiến thức về công nghệ, phương pháp và nội dung Kiến thức về phương pháp và công nghệ Kiến thức về công nghệ Kiến thức về phương pháp Kiến thức về nội dung Kiến thức về nội dung và phương pháp Bối cảnh 5 Kiến thức về nội dung và công nghệ
dung, phương pháp và công nghệ) hình ảnh hóa các thành tố quan trọng của quá trình phát triển chuyên môn liên tục này. Mô hình đưa ra cái nhìn tổng quan về ba dạng cơ bản của kiến thức mà một giáo viên cần có để ứng dụng CNTT vào việc dạy học của mình: Kiến thức công nghệ (TK), Kiến thức phương pháp (PK) và kiến thức nội dung (CK), cũng như mối quan hệ và tương tác giữa chúng. Một giáo viên có khả năng kết hợp tất cả ba dạng cơ bản của kiến thức sẽ đạt được sự thông thạo khác biệt và tốt hơn kiến thức của một chuyên gia bộ môn (nhà toán học hoặc nhà sử học), một chuyên gia công nghệ (nhà khoa học máy tính) và một chuyên gia phương pháp (một nhà giáo dục học kinh nghiệm). Phát triển chuyên môn do đó nên bắt đầu từ đánh giá và suy ngẫm về nhu cầu bồi dưỡng (của cá nhân). Do bộ công cụ có thể được sử dụng như một gói tự học và/hoặc một công cụ tập huấn về ứng dụng CNTT cho DHTC, bài tự kiểm tra cho phép giáo viên đánh giá bản thân đang ở mức nào và/hoặc học viên đánh giá nhu cầu tập huấn về kiến thức công nghệ, kiến thức phương pháp và kiến thức phương pháp- công nghệ. Bộ công cụ nhằm xây dựng năng lực và tăng cường kiến thức về các khía cạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục. Tham khảo bài tự đánh giá kiến thức về mặt công nghệ, phương pháp và công nghệ và phương pháp ở phụ lục 1 Tài liệu tham khảo * http://tpack.org * Schmidt, D. A., Baran, E., Thompson, A. D., Mishra, P., Koehler, M. J., & Shin, T. S. (2009). Kiến thức về nội dung, phương pháp và công nghệ (TPACK): Phát triển và kiểm chứng công cụ đánh giá cho sinh viên sư phạm.Tạp chí nghiên cứu về Công nghệ trong giáo dục, 42(2), 42(2), 123-149. Học qua hành và học từ đồng nghiệp Đầu vào về các loại kiến thức khác nhau chỉ là bước đầu tiên trong quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học. Người học cần tiếp tục với việc học qua hành và học từ đồng nghiệp. Người học nên áp dụng những gì đã học vào việc dạy của mình và mời đồng nghiệp tới dự giờ và đánh giá việc dạy học của mình. Mẫu kế hoạch bài học/giáo án và công cụ dự giờ/đánh giá giờ học được xây dựng để hỗ trợ việc chuẩn bị dạy học, dự giờ và đánh giá đồng nghiệp. Kịch bản dự giờ/đánh giá giờ học đưa ra những gợi ý về những yếu tố quan trọng cho dự giờ và đánh giá giờ học hiệu quả. Công nghệ thông tin cho DẠY HỌC TÍCH CỰC 6
Công cụ dự giờ/đánh giá giờ học do VVOB cùng với các cơ quan, tổ chức hợp tác phát triển tại Hà Nội (BTC-cơ quan hợp tác kỹ thuật Bỉ, UNESCO Hà Nội, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội) xây dựng trong hội thảo “Xây dựng các công cụ đánh giá cho giáo dục vì sự phát triển bền vững” năm 2009. Hội thảo tập hợp các chuyên gia Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, tập trung vào DHTC. Mục tiêu của hội thảo là suy ngẫm về đánh giá quá trình đổi mới giáo dục trên các quan điểm khác nhau và xây dựng các công cụ cho phép đánh giá chặt chẽ về mục tiêu của DHTC. Công cụ sẽ đánh giá các yếu tố sau của giờ học : * Nội dung * Hoạt động của giáo viên * Hoạt động của sinh viên * Ứng dụng CNTT * Tổ chức và quản lý lớp học * Kết quả và sản phẩm của giờ học Công cụ dự giờ/đánh giá giờ học có thể được dùng trong và sau dự giờ có góp ý của đồng nghiệp hay trong các hội thi giáo viên dạy giỏi. Người sử dụng có thể tìm thấy Công cụ dự giờ/đánh giá giờ học cũng như Kịch bản dự giờ/đánh giá giờ học trong phần “Các công cụ đánh giá”. Tham khảo công cụ dự giờ và đánh giá giờ học ở phụ lục 2 7
Để dự giờ và đánh giá giờ học hiệu quả, cần có một số yêu cầu. Thời gian là quan trọng. Chi phí tương đối cho dự giờ và góp ý thường xuyên cũng không nên vượt quá các lợi ích được mô tả. Ai tham gia dự giờ và đánh giá cũng quan trọng. Trọng tâm là học tập lẫn nhau. Trong bối cảnh dự giờ góp ý đồng nghiệp, những người đánh giá phải thực sự là đồng nghiệp theo đúng nghĩa. Họ phải có chuyên môn và bối cảnh làm việc tương tự, tốt nhất là nên dạy môn học tương tự ở cùng cấp học. Mặt khác, những người dự giờ thuộc các môn học khác nhau có thể đóng góp theo hướng đa chiều hơn. Trong một hội thi, ban giám khảo cũng đóng góp theo một phương diện khác đối với quá trình góp ý và đánh giá. Cuối cùng, dự giờ và đánh giá phải được tiến hành với bộ tiêu chí thân thiện với người sử dụng cho phép không đánh giá về giá trị và đánh giá khách quan. Công cụ dự giờ/đánh giá giờ học đã xây dựng là bộ tiêu chí thân thiện với người sử dụng với các giá trị và cách đánh giá khách quan cho công tác giảng dạy. Lý tưởng là nó được các đồng nghiệp hay thành viên ban giám khảo hội thi dạy học dùng trong hoặc sau khi dự giờ. Người dự giờ sẽ điền vào công cụ và dựa trên đánh giá cung cấp phản hồi cho giáo viên dạy minh họa. Sẽ không có đánh giá dựa trên thang điểm. Mục tiêu của công cụ này là suy ngẫm về các khía cạnh khác nhau của giờ học và cùng nhau tìm ra cách thức cải thiện giờ học được dự. Công nghệ thông tin cho DẠY HỌC TÍCH CỰC 8
Fleepit Digital © 2021