XayDungConNguoiNhanNghiaBaoDung

VĂN HÓA THÁI HÒA VIỆT NAM




VĂN HÓA THÁI HÒA VIỆT NAM

XXXXIII XÂY DỰNG CON NGƯỜI NHÂN NGHĨA BAO DUNG QUA DÂN CA SUỐI NGUỒN “ HOA NGUYỆT “ CỦA DÂN TỘC Hát Trống Quân Hát Quan Họ VIỆT NHÂN -1- Hát Chèo. Hò

VĂN HÓA THÁI HÒA VIỆT NAM

TINH THẦN DÂN TỘC

星 辰 民 族 NHÂN NGHĨA HÙNG DŨNG ( BAO DUNG ) 仁義 雄勇 包容 VỚI DÂN CA VIỆT NAM 岷 歌 越 南 SUỐI NGUỒN “ NGUYỆT HOA “ CỦA VĂN HÓA VỊET DÂN CA 岷 歌 HÁT TRỐNG QUÂN 喝 𪔠 均 Nguyệt Hoa vấn đáp 月 花 問 答 Chants alternés de garçons et de filles: Alternating songs of boys and girls Bài hát Giao duyên (xen kẽ ) giữa Nam Nữ. Thành Thái thập thất niên cúc nguyệt tân san [1905] ( Đời Vua Thành Thái ) 花 Hoa : Phần đẹp nhất của cây, tức bông hoa — Chỉ người con gái đẹp -2-

TINH THẦN DÂN TỘC

月 Nguyệt : Ánh trăng, Tháng, chỉ đàn bà con gái

Nguyệt Hoa Vấn Đáp : Ve Gái Công thể HÁT DÂN CA THỂ HIỆN TINH THẦN NHÂN NGHĨA BAO DUNG CỦA DÂN TỘC QUA CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY HÁT DÂN CA Phương cách Tu / Hành công thể của thành phần Chất gia tức là Lớp Bình dân Việt thì vừa làm Việc vừa để Tu, Tu từ Miệng trong Lới Hát, từng việc Tay đang Làm bằng cách hát những câu về Tình Gái Trai về Tình Nghĩa Vợ Chồng, về Luân thường Đạo lý Tổ Tiên về Tình Nghĩa Đồng bào. Theo Tinh thần nét Gấp đôi của Dịch lý Âm Dương Hòa, cách Tu Thân của Dân tộc chúng ta cũng có hai lối thích hợp cho hai thành phần Chất gia và Văn Gia . Văn Gia thì Tu theo lối Độc thân, tức là “ lối Tĩnh “ theo “ Tử Tuyệt Tứ: Vô Tư, vô Cố , Vô Tất, vô Ngã “ của Đức Khổng hay theo Dịch lý: “ Dịch vô tư, vô vi đã, tịch nhiên bất động cảm nhi tọai thông Thiên hạ chi cố.” Khi có “ tịch nhiên bất động thì mới Định Tâm, khi có Định thì: “ Định nhi hậu năng Tĩnh, Tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc ( Đại học ) “ , đắc ;à đạt Đại Đạo Âm Dương Hòa. Khi dạt trạng Hòa thì an nhiên tự tại, gọi là Phong ( Gió trên Trời ) Lưu ( Nươc suối dưới Đất ) giao hòa . Hòa là nguồn Hạnh phúc Cá nhân cũng là Hạnh phúc của Nhân loại . Còn thành phần Chất gia thì Tu theo lối Động với Công thể. Cách tu này cũng có hai lối ; Lối đang làm việc và lối Vui chơi chung trong các cuộc Lễ Hội . Khi làm việc một mình như quay tơ, như dệt, hay vài người như khi cấy lúa đươi đồng sâu, khi trồng bắp trên nương cạn , lúc hái dâu dưới bãi , bất cư lúc nào và nơi đâu cũng có Hát ca giúp cho tinh thần làm việc thêm vui tươi hăng hái, cuộc sống đầy sinh thú, do đó mà Dân Việt Nam có Tên là Lạc Việt. Hễ có làm việc là có hát ca, là có Tu Thân, dầu chỉ một mình hay vài người ở bất cứ nơi đâu đều có Hát ca để giúp cho Tâm hồn thoải mái vui tươi. Còn lối vui chơi chung thì có : Hát Trống Quân , hát Quan Họ Bắc Ninh, hát Ví Giặm Nghệ Tĩnh, hát Chèo, Hát hàng Vải và Hò với vô số thứ Hò. -3-

月 Nguyệt : Ánh trăng, Tháng, chỉ đàn bà con gái

Trong các lối Hát Hò thì Hát Trống Quân bao quát được nhiều khía cạnh Tinh thần

của Văn Hóa Thái Hòa Việt, cho nên Hát cũng là Học cũng là Hành cũng Tu Thân thường xuyên một cách linh động nhẹ nhàng. Đây là Thứ nhật dụng tầm thường nhưng rất quán trọng mà ít người biết đến. Tổ Tiên chúng ta đã nói: “ Bách chúng nhật dụng nhi bất tri chi: Mọi người dều làm hàng này không nhận ra “ Nội dung các Bài hát đều xây quanh Tình cảm Gái Tral, đây là bản năng mạnh nhất để un đúc nguồn Tình yêu thương nhau, khi đã có Tình yêu thương hay lòng NHÂN thì người ta mới có thể ăn ở công bằng tốt đẹp với nhau , đó là nguồn LÝ công chính hay NGHĨA . Hát Hò cũng là cách tích cực thắt chặt Tình Nghĩa Đồng bào với nhau.Tình Nghĩa Đồng bào cũng là đầu mối cho Đoàn kết Dân tộc. Số là Khi sống sao cho NHÂN NGHĨA hài hòa hay Lưỡng nhất ( Tình Lý tương Tham ) thì dạt khả năng Hùng Dũng, nên Bao dung được nhau. Do đó mà Văn Hoă Dân tộc có được:NHÂN NGHĨA BAO DUNG ( HÙNG / DŨNG ) HÁT TRỐNG QUÂN Hát Trống quân là loại hình dân ca thi tài đối đáp thông qua những câu hát giao duyên có nội dung trao đổi về kinh nghiệm sống giữa nam, nữ thanh niên[1], rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc và khu vực tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam. Nghệ thuật Trống Quân phát triển nhất ở Hưng Yên đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia,[2] Các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cũng có di sản này như nghề hát Trống quân ở xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; làng Bùi Xá xã Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, phía nam tỉnh Bắc Ninh và trống quân Đức Bác, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc đã cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.[3][4] Hát trống quân đã được đưa vào Khoa sáng tác (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) như một môn học chính.[4] Đặc trưng Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn "Lưu không" giữa những câu đối đáp. Hát Trống Quân phổ biến ở Bắc Bộ thường được tổ chức vào ban đêm trong những tuần trăng tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai hoặc gái trong làng hoặc giữa họ với nhau vào buổi tối, lúc nghỉ việc. Hát Trống Quân thường được tổ chức ngoài sân nhà hoặc ở bãi cỏ rộng, ở gần đình làng, giữa một bên là nam và một bên là nữ. Hát dân ca trống quân chia làm hai thể loại: Hát giao duyên và hát thờ, trong đó hát giao duyên gồm các làn điệu: Hát trống quân, hát mó cá, hát đúm, xin hoa đố chữ; hát thờ gồm -4-

Trong các lối Hát Hò thì Hát Trống Quân bao quát được nhiều khía cạnh Tinh thần

các làn điệu giáo trống, giáo pháo, thơ nhang. Hát trống quân đa số là hát theo vần điệu

lục bát (trên sáu, dưới tám. Trống quân Trống quân là một sợi mây dài độ 3 - 4 mét và dày độ 1 cm. Người ta cắm hai đầu sợi dây mây dưới đất bằng hai cây cọc nhỏ bằng gỗ hay bằng tre. Ngay chính giữa sợi mây, người ta đào một lỗ vuông độ 4 tấc mỗi bề, rồi bịt lỗ ấy bằng một miếng ván mỏng. Có khi người ta dùng một khúc tre, một đầu chống lên sợi mây, một đầu chịu trên mặt gỗ.[7] Trống Quân Trống Thùng được chế tác bằng cách đào một hố đất hình vuông hoặc tròn, đậy kín bằng một cái thùng gỗ bên trên, phía trên thùng gỗ ngay chính giữa được cắm một chiếc cọc gỗ hình chữ V dựng ngược. Trên đầu của chiếc cọc chữ V dựng ngược được căng bằng một sợi dây mây dẽo chắc, và hai đầu dây mây được gắn chặt xuống đất. Khi diễn tấu nghệ nhân dùng que gõ lên sợi dây mây giữ nhịp điệu. Khi hát dứt một câu, người hát lấy que gõ nhịp vào dây, tạo nên một cung âm rung chuyễn truyền qua cọc xuống chiếc thùng gỗ xuyên xuống hố đất bên dưới. Không khí chứa trong hố đất bên dưới dao động, phát ra âm thanh cộng hưởng “thùng, thình” vang động rất xa. Chưa có ai khẳng định được Trống Quân/Trống Thùng ra đời vào lúc nào nhưng có một điều chắc chắn rằng Trống Quân/Trống Thùng là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của Việt Nam chúng ta. Dưới đây mình có trích đoạn bài “Hát Trống Quân Người Việt” của anh Bùi Trọng Hiền và 1 clip “Trống Quân Dạ Trạch” để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức. HÁT TRỐNG QUÂN NGƯỜI VIỆT (Bùi Trọng Hiền) -5-

các làn điệu giáo trống, giáo pháo, thơ nhang. Hát trống quân đa số là hát theo vần điệu

Về mặt nghệ thuật, các hình thức sinh hoạt Trống quân giao duyên có tổ chức bao giờ cũng

đi đôi với việc sử dụng một nhạc cụ độc đáo, đó là cái Trống quân. Khi làng lập đám hát, việc đầu tiên phải làm là dựng trống (bắc trống). Trước hết, phải chuẩn bị một sợi dây mây tươi dài khoảng 4,5 – 5m, hai chiếc cọc tre hoặc gỗ dài chừng 35 – 40cm, một thùng gỗ (hoặc sắt tây) có đường kính từ 35 – 45cm, cao khoảng 45 – 50cm và một cái nạng gỗ (làm bằng chạc cây) cao chừng 12 – 15cm. Khi bắc Trống quân, người ta ngâm sợi mây xuống nước sao cho nó đạt tới độ mềm dẻo cần thiết rồi đập dập 2 đầu dây và buộc chặt vào 2 cái cọc. Dưới đây là cách buộc dây phổ biến. Tiếp theo, người ta căng sợi mây ra và đóng lút 2 đầu cọc xuống nền đất rắn. Họ phải tính toán làm sao để khi kéo sợi dây mây gác lên nạng gỗ đặt trên cái thùng, nó phải đạt một độ căng tối đa để đảm bảo tiếng vang của Trống quân. Ở chính giữa sợi dây mây, người ta lật úp cái thùng gỗ xuống đất, miệng thùng được chêm cách đất để tạo khe thoát âm. Sau đó đặt cái nạng gỗ lên chính giữa đáy thùng và căng sợi dây mây lên đó. Cái thùng có vai trò như bầu cộng hưởng còn chiếc nạng là ngựa đàn. Hát Trống quân dưới ánh trăng Thu (VHQN) - Hát trống quân là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian của người Việt ở vùng Bắc Bộ và thường diễn ra vào mùa Thu hoặc những dịp Hội hè để trình diễn tài nghệ đối đáp và trao đổi Tâm tình Trai Gái. Văn thị Bích -6-

Về mặt nghệ thuật, các hình thức sinh hoạt Trống quân giao duyên có tổ chức bao giờ cũng

Hát Trống quân thường diễn ra sau thời gian lao động mệt nhọc.

(Ảnh minh họa: Cấy lúa). Ảnh: Phương Thảo Nguồn gốc Theo cụ Dương Quảng Hàm, cuộc hát Trống quân thường tổ chức ở các vùng quê về dịp Tết Trung thu do các đàn anh trong làng treo giải. Một người con trai và một người con gái ngồi đối diện nhau vừa hát vừa gõ vào dây để lấy nhịp (dây này căng thẳng trong khoảng hai cái cọc, ở giữa buộc một tấm ván hoặc một cái thùng sắt tây chôn xuống đất để lấy tiếng vang). Hai bên đối đáp mượn những câu hát có sẵn mà biến hóa thay đổi cho hợp với tình ý mình, đến khi nào một bên không hát được là thua, bên kia sẽ được lĩnh giải. Về thời điểm ra đời của hát Trống quân, nhiều truyền thuyết cho rằng loại hát này xuất phát từ những điều kiện lịch sử là Trống quân có từ đời nhà Trần thời kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (thế kỷ thứ 13). Theo Vũ Ngọc Phan, những lúc đóng quân để nghỉ ngơi, muốn giải trí, binh sĩ Việt Nam ngồi thành hai hàng đối diện nhau, gõ vào tang trống mà hát. Cứ một bên “hát xướng” vừa dứt thì bên kia lại “hát đối”. Sau khi đuổi được quân xâm lăng khỏi bờ cõi, hòa bình được lập lại, điệu hát trống quân được phổ biến trong dân gian. Có nơi gõ nhịp vào tang trống, có nơi căng một dây thép thật thẳng để đánh nhịp. Theo hồ sơ tư liệu còn lưu giữ, hát Trống quân ở Bắc Bộ nói chung có nguồn gốc gắn liền với những sự kiện chống ngoại xâm của dân tộc. Hát trống quân được chia làm hai bên nam nữ, mỗi bên giữ một đầu dây gắn với Trống đất. Họ thường cử một người vừa có giọng hát hay, vừa có tài ứng đáp linh hoạt, ngoài ra còn mời thêm những người có kinh nghiệm tham gia. Sau mỗi câu hát, người ta dùng -7-

Hát Trống quân thường diễn ra sau thời gian lao động mệt nhọc.

dùi đánh vào đầu dây, âm thanh phát ra rộn ràng lên bổng xuống trầm đầy tùy hứng

và sáng tạo. Hát Trống quân có nhiều chặng, nhưng chỉ sử dụng một làn điệu âm nhạc khá giản đơn chân chất với nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, hỏi han tình duyên. Chính vì thế có thể xem hát Trống quân thuộc thể loại ca hát Giao duyên. Từ những đặc điểm này, chúng ta thấy hát Trống quân khá gần gũi với hình thức hát Hò khoan đối đáp của vùng Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Quảng Nam. Trống Đất trong diễn trình cuộc hát Theo diễn trình của cuộc hát, có một nhạc cụ duy nhất đệm theo, đó là trống Đất (thổ cổ) còn gọi là Trống quân. Cách làm Trống đất ở mỗi nơi có khác nhau. Họ đào một cái hố khoảng nửa mét làm hộp cộng hưởng và úp mâm hoặc miếng ván mỏng lên miệng hố, sau đó căng sợi dây thừng đã được ghim ở hai đầu bằng một nạng chống đặt giữa mâm, chia dây ra hai phần bằng nhau. Hộp cộng hưởng của Trống đất được lập theo nguyên tắc Âm Dương tương sinh. Vì theo quan niệm xa xưa, con người sống gửi, thác về, đều nhờ đất. Đất vừa linh thiêng, vừa bí ẩn đối với con người trong quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai. Khi đệm cho hát Trống quân, hai người dùng que gõ vào phần dây bên nhóm của mình. Tiếng trống tùng tùng như lời của Đất hòa hợp cùng với tiếng hát Nam Nữ ngân lên tạo thành âm vang Đất Trời hòa quyện với nhau, phản ánh sâu sắc tâm thức về tính Phồn thực của những người dân lao động nơi thôn dã ở Bắc Bộ, thuộc vùng trung du và châu thổ sông Hồng. Không chỉ người Kinh mà người Mường ở Phú Thọ cũng có hát trống quân. Cuộc hát Trống quân thường có 3 chặng. Chặng 1 hát mở đầu: thăm hỏi, dò xét quê quán, tên tuổi, gia thất. Chặng 2 hát trung tâm: gồm các bài hát xướng họa, hát đố, hát truyện, hát xin cưới, hát thách cưới… Đây là chặng thể hiện tài đối đáp của hai bên nam nữ trao đổi tình tứ, ví von, ướm hỏi, thách nhau và ước hẹn. Chặng 3 hát kết giã bạn: chia tay và hẹn đêm mai hát tiếp. Cuộc hát diễn ra cảnh hai người thuộc hai nhóm Nam và Nữ, ngồi đối diện nhau vừa hát vừa cầm dùi gõ nhịp lên dây mây, thanh âm trầm bổng nhịp nhàng, đều đặn hòa với lời hát đối đáp của trai gái, đôi này hát xong lại chuyển cho đôi khác hát tiếp cho đến khi tàn cuộc. Khi những lời hát chào, hát giã bạn cất lên, mọi người cùng đứng lên bịn rịn chia tay. Âm thanh phát ra tiếng thùng thình của trống Đất vang vọng điểm nhịp cho lời hát vào lúc ngắt nhịp lưu không. Có cuộc hát kéo dài tới ba bốn đêm liền. Nhóm Nam thôn bên này hát thi với nhóm Nữ thôn kia để giật giải của làng. -8-

dùi đánh vào đầu dây, âm thanh phát ra rộn ràng lên bổng xuống trầm đầy tùy hứng

Trống quân là hình thức ca hát giao duyên đối đáp Nam Nữ có tổ chức, có lề lối, bài

bản. Nam xướng thì Nữ họa. Nam đố thì Nữ giảng, Nam hát sử thì Nữ hát truyện... Về cơ bản, Trống quân chỉ có một làn điệu chính. Nhưng nội dung lời ca lại khá phong phú hàm chứa nhiều vấn đề về lịch sử, địa lý, cuộc sống đời thường... Lời ca được biên soạn phổ biến theo thể lục bát (đôi khi là song thất lục bát). Hát Trống Quân có tính chất trữ Tình, giao duyên rất sâu sắc. Vì đối đáp, xướng họa, nên hát Trống quân đòi hỏi người hát phải có tài ứng đáp nhanh trí… song bao giờ cũng luôn giữ thái độ phong nhã. Chính vì thế loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian hát Trống quân là di sản Văn hóa của vùng châu thổ và trung du Bắc Bộ của người Việt. Hiện nay, thôn Đan Nhiễm (xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội) là địa phương duy nhất ở Hà Nội còn lưu giữ nghệ thuật dân gian hát Trống quân. Thông tin thêm về Trống Quân. Trống Thùng Khi hát Trống Quân có Trống dẫn nhịp. Người ta còn gọi là trống này là "Trống thùng". Trống thùng được cấu tạo như sau: Hai cọc được cắm ở hai bên, một bên cọc là phe Nam, một bên cọc là phe Nữ đứng (hoặc ngồi). Một sợi dây thừng được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi dây đặt một cái thùng, mặt rỗng úp xuống một hố đất nhỏ, mặt đáy trên sát sợi dây. Người ta gõ vào đầu dây ở phía cọc, dây bật vào đáy thùng mà kêu thành tiếng. Xưa kia, trống thùng làm bằng hai cọc tre cao khoảng 1 mét và một thanh tầm vông gát ngang. Giữa thanh tầm vông người ta đặt một thanh tre vuông góc, một đầu chống lên một miếng ván mỏng được đặt hờ trên một hố đất nhỏ. Khi đối đáp, bên nào hát dứt câu thì đánh vào trống thùng (là phần dây nơi đầu cọc hoặc đầu thanh tầm vông) để làm nhịp "Lưu không", vừa để thúc giục phe bên kia hát đáp lại. Tiết tấu Về âm nhạc, Trống Quân là một làn điệu gần với tiếng nói hơn. Vì lời ca là thơ lục bát và mỗi lần hát có thể dài ngắn khác nhau, nên giai điệu biến đổi theo dấu giọng, Trống Quân lấy đối lời làm chính và được diễn xướng ở tốc độ nhanh vừa, lời ca chỉ có vài tiếng đệm nhằm phục vụ cho việc xây dựng giai điệu như: thời, có mấy, hời, ư, nầy, rằng... Đoạn tiết tấu "Lưu không" của hát Trống Quân: ♪♪|♪♬ ♪♪|♩ ♪♪|♪♬ ♪♪|♩ Hát Trống Quân -9-

Trống quân là hình thức ca hát giao duyên đối đáp Nam Nữ có tổ chức, có lề lối, bài



Flipbook Gallery

Magazines Gallery

Catalogs Gallery

Reports Gallery

Flyers Gallery

Portfolios Gallery

Art Gallery

Home


Fleepit Digital © 2021